Thông tin Y khoa: Mụn trứng cá (Tên Tiếng Anh: Acne)

Rối loạn mãn tính ở da có nguyên nhân do viêm nang lông và tuyến bã nhờn ở da.

Các loại loại mụn trứng cá phổ biến nhất là mụn tuổi thanh niên, phần lớn ảnh hưởng đến những người đang ở độ tuổi thanh niên. Mụn trứng cá nhiệt đới hay ảnh hưởng đến những thanh niên da trắng không quen trong môi trường nóng, ẩm. Mụn trứng cá trẻ con, một tình trạng ít gặp ảnh hưởng đến những bé trai, được kết hợp với việc có nhiều mụn trứng cá khi đến tuổi thanh niên.

Mụn trứng cá do phơi nhiễm với chất hóa học hoặc dầu, kết quả là xuất hiện mụn trứng cá ở những vị trí không bình thường, như ở chân.

Tỉ lệ mắc bệnh

Đa phần mụn trứng cá xuất hiện ở tuổi dậy thì, mặc dù nó có thể tiếp tục phát triển về sau; phần lớn thanh niên nam và nữ đều có mụn trứng cá.

Nguyên nhân

Đốm trứng cá do tắc nghẽn nang lông bởi bã nhờn (chất nhờn do tuyến bã nhờn tiết ra). Khi chất nhờn bị chặn lại trong nang lông, vi khuẩn sinh sôi nảy nở và nang lông bị viêm. Nguyên nhân thay đổi sự tiết chất nhờn ở tuổi dậy thì không được biết một cách chắc chắn nhưng dường như có sự liên quan đến việc tăng nồng độ hormon nam (androgen). Điều này cũng có thể là yếu tố di truyền, vì mụn trứng cá có tính gia đình.

Một số loại thuốc có thể dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm mụn trứng cá sẵn có (ví dụ: corticosteroid và hormon nam làm tăng lượng dầu được sinh ra ở da). Những loại thuốc khác làm trầm trọng thêm bao gồm barbiturat, isoniazid, rifampicin, bromid và iodid.

Dầu và mỡ cũng có thể gây trứng cá.

Dầu tự nhiên từ da đầu có thể gây mụn trứng cá xung quanh tóc. Thường xuyên tiếp xúc với dầu khoáng hoặc dầu nấu ăn, như xảy ra trong các nhà bếp, có thể làm tình trạng tồi tệ hơn.

Mỹ phẩm trang điểm có chất dầu đôi khi làm tăng khả năng phát triển mụn trứng cá.

Triệu chứng

Mụn trứng cá xuất hiện ở nơi có sự tập trung cao của tuyến bã nhờn, chủ yếu ở mặt, vùng giữa ngực, phần trên của lưng, vai, và xung quanh cổ. Phần lớn các vết trứng cá là mụn trứng cá (mụn đầu đen), mụn đầu trắng, mụn mủ, nốt nhỏ và nang. Khi các vết này lành lại có những vết khác xuất hiện.

Đa phần sau khi lành để lại vết hồng nhạt và thường mất dần đi ngoại trừ dạng nang có thể để lại sẹo. Sẹo trứng cá thường dạng chấm nhỏ lõm xuống.

Phòng ngừa

Có nhiều giai thoại để ngăn chặn mụn trứng cá, đặc biệt liên quan đến chế độ ăn. Không có bằng chứng nào chứng tỏ chế độ ăn đóng góp một phần vào việc gây ra mụn trứng cá. Mặc dù việc rửa sạch phần da bị ảnh hưởng không thể ngăn chặn mụn trứng cá nhưng có thể làm nó không lan ra những phần khác. Nên rửa sạch da hai lần một ngày; không cần thiết phải rửa nhiều hơn vì rửa mặt chỉ làm mất lớp dầu có trên bề mặt da.

Điều trị

Không có phương pháp điều trị nào mang lại kết quả ngay lập tức, mặc dù có rất nhiều cách để làm giảm nhẹ mụn trứng cá. Điều trị tại chỗ bằng cách làm hết tắc lỗ chân lông và rửa sạch chất nhờn, cũng giúp thúc đẩy việc lành lại được nhanh chóng. Bôi các thuốc bao gồm benzoyl peroxid, acid retinoic, thuốc xức, kháng sinh, và kem chứa lưu huỳnh. Tia tử ngoại thường có ích trong việc điều trị mụn trứng cá. Sưởi nắng mặt trời cũng rất có ích và tia tử ngoại nhân tạo được dùng để điều trị những trường hợp nặng hơn. Không nên nặn mụn; điều này có thể làm cho tình trạng xấu đi và có thể để lại sẹo.

Nếu như điều trị tại chỗ không đem lại kết quả, điều trị lâu dài bằng thuốc kháng sinh đường uống thường đem lại kết quả. Thuốc kháng sinh không những có ảnh hưởng đến các vi khuẩn trên da mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào bị viêm trong vết trứng cá cũng như việc tiết ra chất nhờn. Điều trị hormon đôi khi được sử dụng bằng dùng kết hợp cyproterin acetic và ethinyloestradiol. Nếu cả hormon và kháng sinh không có hiệu quả, dùng isotretinoin đường uống để giảm sản xuất bã nhờn. Thuốc thường có hiệu quả, thậm chí là cả mụn trứng cá nặng và cũng có ích cho phụ nữ bị trứng cá ở độ tuổi 40-50. Isotretinoin được biết là nguyên nhân gây biến dạng ở thai nhi và chỉ dùng cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ có áp dụng biện pháp tránh thai hiệu quả.

Tiên lượng

Mụn trứng cá cải thiện chậm rãi trong một khoảng thời gian, thường biến mất vào khoảng cuối độ tuổi thanh niên. Với các phương pháp điều trị hiện đại, không ai phải có sẹo do mụn trứng cá gây ra.

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Tin khác

Thông tin Y khoa: Mắt thâm tím (Tên Tiếng Anh: Black eye)

Thông tin Y khoa: Mắt thâm tím (Tên Tiếng Anh: Black eye)

Vết thâm tím xuất hiện ở phần da xung quanh mắt, thường do chấn thương.

Da liễu  - 
Thông tin Y khoa: Mụn đầu đen (Tên Tiếng Anh: Blackhead)

Thông tin Y khoa: Mụn đầu đen (Tên Tiếng Anh: Blackhead)

Đầu nửa cứng, có màu đen do nút chất nhờn tạo thành chặn lối ra của tuyến bã nhờn ở da.

Da liễu  - 
Thông tin Y khoa: Bọng nước (Tên Tiếng Anh: Blister)

Thông tin Y khoa: Bọng nước (Tên Tiếng Anh: Blister)

Tích tụ dịch dưới lớp ngoài của da tạo thành vùng nhô lên hình tròn hoặc hình bầu dục dưới dạng những bọng nước to (lớn hơn 1cm) hoặc mụn nước.

Da liễu  - 
Thông tin Y khoa: Mùi cơ thể (Tên Tiếng Anh: Body odour)

Thông tin Y khoa: Mùi cơ thể (Tên Tiếng Anh: Body odour)

Mùi gây ra do mồ hôi trên mặt da.

Da liễu  - 
Thông tin Y khoa: Nhọt (Tên Tiếng Anh: Boil)

Thông tin Y khoa: Nhọt (Tên Tiếng Anh: Boil)

Vùng da bị viêm chứa đầy mủ, thường là nang lông bị nhiễm trùng.

Da liễu  - 
Thông tin Y khoa: Đỏ mặt (Tên Tiếng Anh: Blushing)

Thông tin Y khoa: Đỏ mặt (Tên Tiếng Anh: Blushing)

Hơi đỏ mặt và đôi khi cả cổ có nguyên nhân do giãn các mạch máu nằm gần bề mặt da.

Da liễu  -