Ngô Gia Hy | 04/02/2025
Liên hệ

Thông tin Y khoa: Liệt não (Tên Tiếng Anh: Cerebral palsy)

Một thuật ngữ chung cho tối loạn chuyển động và tư thế, đo tổn thương não đang phát triển của đứa trẻ vài tháng sau khi mang thai, trong khi sinh, khi mới ra đời hoặc trong những ngày tháng đầu của tuổi thơ. Những rối loạn này không tiến triển cùng với thời gian.

Một đứa trẻ bị liệt não có thể bị liệt co cứng (sự co cứng không bình thường và teo nhỏ các nhóm cơ), chứng múa vờn, thất điều. Mức độ tàn tật thay đổi rất lớn, từ việc vụng về trong cử động của tay và dáng đi đến bất động hoàn toàn. Có thể có những rối loạn hệ thống thần kinh khác, như sai sót trong việc nghe các âm thanh hoặc lên cơn động kinh. Nhiều đứa trẻ mắc bệnh bị rối loạn tâm thần, mặc dù một số vẫn bình thường và có thể rất thông minh.

Khoảng 2-3/1000 trẻ bị mắc liệt não, mặc dù tỉ lệ mắc bệnh khác nhau ở các nước. Trong vòng 20 năm qua, tỉ lệ này giảm rất ít.

Nguyên nhân

Trên 90% trường hợp tổn thương xuất hiện trước khi hoặc lúc sinh. Nguyên nhân phổ biến chủ yếu là giảm oxy mô não (cung cấp thiếu oxy cho não).

Người mẹ mắc bệnh truyền sang thai nhi trong tử cung đôi khi là nguyên nhân. Trường hợp ít thấy hơn là vàng da nhân, là hậu quả của việc có quá nhiều bilirubin (sắc tố mật) gặp gỡ đứa trẻ bị bệnh tan huyết trẻ sơ sinh. Đứa trẻ mắc bệnh vàng da rất nặng, và sắc tố mật gây tổn thương hạch đáy.

Sau khi sinh, nguyên nhân có thể bao gồm viêm não hoặc viêm màng não, chấn thương đầu hoặc xuất huyết nội não.

Triệu chứng

Liệt não có thể không nhận ra cho đến khi gần một năm tuổi. Đôi khi, một số cơ của đứa trẻ bị giảm trương lực (mềm), và cha mẹ có thể nhận thấy đứa trẻ đôi khi "không cảm thấy thoải mái" khi cầm, nắm giữ. Có thể khi cho ăn rất khó khăn Chậm trễ trong việc có thể tự ngồi được mà không cần giúp đỡ là một dấu hiệu ban đầu khác.

Một khi sự bệnh tật đã nhận thấy được, phần lớn những đứa trẻ mắc bệnh rơi vào một trong hai nhóm - nhóm liệt co cứng, cơ của một hay nhiều chi có cứng, vì vậy, các chuyển động bình thường rất khó khăn và nhẹ hơn là nhóm múa vờn đặc trưng bởi những chuyển động quằn quại không cố ý.

Trẻ trong nhóm liệt co cứng có thể bị liệt hai bên (bốn chi đều bị liệt nhưng chân bị nặng hơn tay), liệt bán thân (chỉ một bên bị liệt, thường tay nặng hơn chân) hoặc liệt tứ chi (cả bốn chi đều bị liệt nặng, có thể không cân đối). Ở mỗi trường hợp, cứng cơ bắt đầu xuất hiện vào 6 tháng tuổi trở đi.

Sự cân bằng bình thường bị phá vỡ và các chi ở vị trí bất thường, ví dụ: trong liệt hai bên, hai chân đặt chéo nhau theo kiểu cắt kéo; và trong liệt bán thân, tay vắt về bên sườn của cơ thể với khuỷu tay và cổ tay nghiêng.

Những đứa trẻ bị liệt hai bên chậm phát triển những chuyển động cơ bản và rất khó học đi. Với liệt bán thân, các chi bị liệt phát triển chậm; có thể có vài thiếu hụt cảm giác ở phía bị liệt.

Ở liệt tứ chi, có thể khó biết được chân hay tay của đứa trẻ bị nặng hơn; thường có chậm phát triển trí não.

Thường thường, trẻ ở dạng này không bao giờ học đi được.

Những khiếm khuyết trí tuệ, với chỉ số thông minh dưới 70, xuất hiện với khoảng ba phần tư số trẻ bị liệt não, nhưng ngoại lệ là đặc biệt và hay xuất hiện trong nhóm múa vờn; nhiều trẻ trong nhóm múa vờn và một số trong nhóm liệt co cứng rất thông minh.

Những rối loạn của phần lớn các loại liệt não thay đổi khi đứa trẻ lớn lên và thường nhẹ đi khi điều trị lâu dài và có kỹ năng.

Chẩn đoán

Cha mẹ của những đứa trẻ "có nguy cơ" liệt não - ví dụ: trẻ sinh non hay để khó - nói chung nên thường xuyên đến bác sĩ để kiểm tra bất cứ sự bất thường nào về trương lực và phản xạ của các cơ, và đối với bất cứ sự trì trệ nào trong việc phát triển những mốc quan trọng của đứa trẻ. Chẩn đoán có thể dựa vào kết hợp sự xuất hiện của những bất thường.

Điều trị

Mặc dù liệt não là bệnh không chữa được, nhưng có rất nhiều điều có thể làm để giúp đỡ trẻ em thuộc loại này. Những khả năng cần được nhận ra và phát triển đầy đủ như kích thích, khơi dậy nhiều tới mức có thể được và nên cho trẻ thấy được tình yêu thương lâu dài.

Vật lý trị liệu cần thiết để dạy cho trẻ cách phát triển kiểm soát cơ và giữ thăng bằng. Phép chữa bệnh này thường được áp dụng cho trẻ vào lúc ban đầu trong trường học đặc biệt hoặc thực hành ở buồng bệnh, và sau đó tiếp tục tại nhà, có thể dùng những thiết bị đặc biệt.

Những thiếu sót trong khả năng nói có thể hữu ích khi áp dụng ngôn ngữ trị liệu. Đối với những trẻ em không thể nói một chút nào, những kỹ thuật và thiết bị tinh vi được phát triển để dạy chúng giao tiếp với mọi người mà không dùng lời nói.

Mọi cố gắng được làm để đưa những đứa trẻ bị liệt não nhẹ vào trong một ngôi trường bình thường, nhưng đối với những trẻ mắc bệnh nặng cần sự giúp đỡ và điều kiện đặc biệt tại trường học cho sự bất lợi về thân thể và / hoặc trí tuệ.

Tiên lượng

Trẻ mắc bệnh với mức độ tàn tật vừa phải có thể có cuộc sống gần bình thường, với sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội, phần lớn trong số này có thể tự đi lại, liên lạc với người khác, lớn lên và không phụ thuộc.

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Tin khác

Thông tin Y khoa: Sự cảm thông (Tên Tiếng Anh: Empathy)

Thông tin Y khoa: Sự cảm thông (Tên Tiếng Anh: Empathy)

Khả năng cảm nhận, hiểu được ý nghĩ và cảm xúc của người khác qua so sánh với kinh nghiệm của bản thân mình.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Thiếu tình cảm (Tên Tiếng Anh: Emotional deprivation)

Thông tin Y khoa: Thiếu tình cảm (Tên Tiếng Anh: Emotional deprivation)

Chữ viết tắt của electromyogram - điện cơ đồ, một đồ thị ghi lại hoạt động điện trong cơ.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Điện cơ đồ (Tên Tiếng Anh: EMG)

Thông tin Y khoa: Điện cơ đồ (Tên Tiếng Anh: EMG)

Chữ viết tắt của electromyogram - điện cơ đồ, một đồ thị ghi lại hoạt động điện trong cơ.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Nôn (Tên Tiếng Anh: Emesis)

Thông tin Y khoa: Nôn (Tên Tiếng Anh: Emesis)

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Cấp cứu (Tên Tiếng Anh: Emergency)

Thông tin Y khoa: Cấp cứu (Tên Tiếng Anh: Emergency)

Tình trạng đòi hỏi phải điều trị khẩn cấp, như ngừng tim, hoặc một thủ thuật bất kỳ cần thực hiện ngay như hồi sức tim, phổi .

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Nghiên cứu phôi (Tên Tiếng Anh: Embryo, research on)

Thông tin Y khoa: Nghiên cứu phôi (Tên Tiếng Anh: Embryo, research on)

Các phôi người được nuôi trong vài ngày (cho đến khi hai hoặc ba lần phân chia tế bào đã xẩy ra) trong các phòng thí nghiệm chuyên môn như là một phần công việc trong điều trị vô sinh (xem In vitro fertilization - Thụ tinh trong ống nghiệm).

Từ điển Y khoa  -