Thông tin Y khoa: Đau thắt ngực (Tên Tiếng Anh: Angina pectoris)

Đau vùng ngực do máu không chuyển đủ oxy đến cho cơ tim. Cơn đau thắt ngực thường xảy ra khi nhu cầu oxy tăng lên trong khi gắng sức và vào thời điểm stress.

Nguyên nhân

Cung cấp máu không đầy đủ thường có nguyên nhân do bệnh động mạch vành trong đó động mạch vành bị hẹp do xơ vữa động mạch (chất béo lắng đọng ở thành động mạch). Những nguyên nhân khác bao gồm co thắt động mạch vành trong đó mạch máu hẹp bất thường trong thời gian ngắn và sau đó trở lại bình thường hẹp động mạch chủ (hẹp van động mạch chủ ở tim), và loạn nhịp.

Những nguyên nhân hiếm thấy gây cơn đau thắt ngực bao gồm bệnh thiếu máu nặng, bệnh này làm giảm hiệu quả chuyên chở oxy của máu, và chứng tăng hồng cầu, gây lưu thông máu chậm đến tim. Bệnh nhiễm độc giáp có thể làm tăng khả năng gây cơn đau thắt ngực do nó khiến cho tim làm việc nhiều hơn và nhanh hơn so với lượng máu cung cấp cho cơ tim.

Tỉ lệ mắc bệnh

Cơn đau thắt ngực là một tình trạng phổ biến. Trên nam giới, nó có thể bắt đầu ở tuổi 50 nhưng cũng có thể ở độ tuổi 30; trên phụ nữ thường muộn hơn.

Triệu chứng

Cơn đau thắt ngực thay đổi từ nhẹ đến nặng và thường được miêu tả dưới dạng cảm giác có đè tức lên ngực. Nó thường bắt đầu ở chính giữa ngực nhưng có thể lan ra họng, hàm, lưng, và tay (thường là tay trái) hoặc giữa hai xương bả vai.

Đau thường xảy ra khi tim hoạt động nhiều hơn và yêu cầu thêm oxy-ví dụ, khi tập luyện, stress, hoặc trong khi gắng sức nhẹ sau bữa ăn. Điển hình đau xuất hiện cùng mức độ trong hoạt động hàng ngày, ví dụ ở cùng bậc cầu thang và giảm khi nghỉ ngơi.

Những triệu chứng khác bao gồm buồn nôn, đổ mồ hôi, chóng mặt, và khó thở. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể có nguyên nhân do những tình trạng khác như viêm thực quản, co thắt thực quản, viêm khớp cột sống phía trên hoặc khung xương sườn hoặc căng cơ thành ngực.

Những cơn đau thắt ngực kéo dài và thường nặng hơn có thế có nguyên nhân do nhồi máu cơ tim trong đó cơ tim bị tổn thương vĩnh viễn.

Chẩn đoán

Đau thắt ngực không thể chẩn đoán một cách chắc chắn bằng khám thực thể. Những xét nghiệm chẩn đoán bao gồm điện tâm đồ vào thời điểm bệnh nhân nghỉ và điện tâm đồ khi bệnh nhân gắng đủ sức để gây đau ngực.

Điện tâm đồ khi nghỉ không cho thấy dấu hiệu của cơn đau (trừ khi cơn đau đang diễn tiến) nhưng có thể cho thấy tổn thương tim sớm.

Có thể tiến hành những xét nghiệm máu để phát hiện nguyên nhân cơ bản, như bệnh thiếu máu, chứng tăng hồng cầu, nhiễm độc giáp hoặc tăng lipid huyết.

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Tin khác

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z)

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z)

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z) là cuốn sách về kiến thức y học chuyên sâu với các từ tiếng Anh được giải thích bằng tiếng Việt giản dị, dễ hiểu, có hệ thống và bảo đảm độ tin cậy, tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Sách y dược học  - 
Sách hay nên đọc: Cẩm nang phòng trị ung thư

Sách hay nên đọc: Cẩm nang phòng trị ung thư

Cuốn sách nổi tiếng này của tác giả GS.TS.BS Nguyễn Chấn Hùng đã được NXB Tổng hợp TP HCM tái bản nhiều lần.

Sách y dược học  - 
 Sách hay nên đọc: 'Khi hơi thở hóa thinh không' - Bác sĩ Paul Kalanithi

Sách hay nên đọc: "Khi hơi thở hóa thinh không" - Bác sĩ Paul Kalanithi

"Khi hơi thở hóa thinh không" là một cuốn hồi ký đầy xúc động và sâu sắc của Paul Kalanithi, một bác sĩ phẫu thuật thần kinh trẻ tuổi người Mỹ gốc Ấn. Anh đã viết cuốn sách trong những tháng cuối đời khi anh đối mặt với căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.

Sách y dược học  -