Thông tin Y khoa: Hội chứng quai ruột cụt (Tên Tiếng Anh: Blind loop syndrone)
Tình trạng phân bất thường xuất hiện do có vùng thừa hoặc vòng cụt ở ruột non.
Đau bụng là cảm giác đau ở khoang bụng. Những triệu chứng đi kèm gồm ợ, buồn nôn, nôn, tiếng sôi ở bụng và đầy hơi.
Người nào cũng trải qua đôi lần đau bụng nhẹ, mà thường nguyên nhân dễ xác định như ăn uống không thận trọng hoặc do tiêu chảy.
Nhiều phụ nữ bị đau vùng chậu hoặc phần dưới bụng trong thời kỳ kinh nguyệt. Đau có thể xuất hiện trong hoặc trước khoảng thời gian có kinh hoặc quanh khoảng thời gian rụng trứng. Thỉnh thoảng đau có nguyên nhân do rối loạn phụ khoa, như bệnh lạc nội mạc tử cung. Nguyên nhân của đau bụng dưới là viêm bàng quang. Sự căng lên của bàng quang do tắc đường niệu cũng gây đau.
Đau bụng từng cơn là thuật ngữ y học dùng để chỉ việc đau xuất hiện mỗi vài phút khi một trong số các cơ quan bên trong bị co thắt cơ. Cơn đau bụng thường bắt nguồn từ ruột, ống mật, niệu quản hoặc tử cung. Cơn đau bụng là sự cố gắng của cơ thể để vượt qua một sự tắc nghẽn, một phần hoặc toàn phần, do sỏi, bướu hoặc một khu vực bị viêm. Cơn đau đôi khi trở nên nặng hơn và kết hợp với nôn tức những triệu chứng của "đau bụng cấp".
Lượng acid trong dạ dày tăng lên có thể kết hợp với sự phát triển của loét dạ dày-tá tràng gây những cơn đau nhói tái diễn, những cơn đau này có thể tạm thời giảm bớt bằng thức ăn, sữa hoặc dùng thuốc kháng acid.
Một nguyên nhân khác của đau bụng là nhiễm trùng, như viêm thận hoặc viêm cơ quan sinh sản trong ở nữ giới. Đau cơ do thiếu máu cục bộ, ví dụ, trong chứng xoắn ruột gây tắc mạch máu hoặc khi có sự tạo cục máu đông trong mạch máu ruột.
Bướu lớn ảnh hưởng đến bất cứ cơ quan nào trong ổ bụng cũng có thể gây đau do làm căng lớp lót của cơ quan đó, do chèn ép vào cấu trúc xung quanh cơ quan đó hoặc làm loét hoặc gây vỡ. Trong một số hiếm trường hợp, rối loạn của các cơ quan bên ngoài bụng cũng có thể gây đau bụng. Ví dụ, viêm thùy phổi phải có thể gây đau ở phần trên phải của bụng. Đau bụng có thể do yếu tố tâm lý, ví dụ có thể do lo lắng. Ví dụ ở trẻ em đến trường mới, ở người lớn bị thay đổi nghề.
Nhiều người có những cơn đau bụng nhẹ tái diễn đều đặn. Trong những trường hợp như vậy, tự điều trị bằng những phương pháp đơn giản thường mang lại kết quả như uống sữa, chườm nước nóng hoặc đơn giản là một giấc ngủ đêm.
Đau bất thường, hoặc đau không giảm bớt khi nôn hoặc đau tồn tại trong khoảng thời gian dài hơn 6 giờ hoặc kết hợp với vã mồ hôi hoặc ngất xỉu phải đi khám bác sĩ ngay lập tức. Cũng như vậy khi nôn liên tục, nôn ra máu (máu có thể có màu nâu), đi ngoài phân lẫn máu hoặc phân đen.
Đau bụng đi kèm sụt cân khi không ăn kiêng, thay đổi thói quen đại tiện như táo bón hoặc tiêu chảy bất thường nên đi khám bác sĩ.
Bác sĩ đưa ra chẩn đoán dựa vào sự mô tả chi tiết các triệu chứng đau và sự liên quan đến việc ăn uống, tiểu tiện, đại tiện cùng với khám thực thể. Sau đó sẽ tiến hành những thăm khám cận lâm sàng như kiểm tra nước tiểu, thử máu, chiếu chụp X quang và siêu âm.
Nếu vẫn không xác định được nguyên nhân sau những kiểm tra như vậy, có thế phải dùng đến nội soi (kiểm tra khoang bụng với thiết bị soi). Như soi dạ dày, soi ruột kết hoặc soi ổ bụng. Trong một số trường hợp chẩn đoán chỉ xác định được bằng việc mổ thăm dò khoang bụng, gọi là mở ổ bụng thăm dò.
Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.
Tình trạng phân bất thường xuất hiện do có vùng thừa hoặc vòng cụt ở ruột non.
Tên gọi các âm thanh có thể nghe thấy ở ruột, là một phần bình thường của quá trình tiêu hóa. Chúng là do chuyển động của khí và dịch qua ruột.
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa để điều trị viêm ruột thừa cấp tính.
Viêm ruột thừa cấp tính, thường gây đau bụng và viêm phúc mạc ở trẻ nhỏ và những người mới trưởng thành.
Có thể xảy ra khi ăn hoặc uống nhanh hoặc lo lắng.
Sự trào ngược trở lại của dịch acid từ dạ dày lên thực quản (ống nối họng và dạ dày). Trào ngược acid kết hợp với ợ nóng và thường dẫn đến viêm thực quản.