Thông tin Y khoa: Áp xe răng (Tên Tiếng Anh: Abscess, dental)

Một túi đầy mủ trong các mô xung quanh chân răng

Nguyên nhân

Áp xe có thể xuất hiện khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng (các dây thần kinh và mạch máu nằm trong khoang giữa của răng), làm tủy răng chết. Đây là hậu quả phổ biến của sâu răng.

Bệnh sâu răng phá hoại men răng và ngà răng khiến vi khuẩn thâm nhập vào tủy răng. Vi khuẩn cũng có thể thâm nhập vào tủy răng khi răng bị vỡ. Vi khuẩn thâm nhập trực tiếp qua chỗ vỡ hoặc thông qua các mạch máu.

Nhiễm khuẩn tủy răng lan sang các mô xung quanh tạo thành áp xe. Áp xe cũng có thể do bệnh nha chu, các vi khuẩn tích tụ trong một lỗ sâu được tạo thành giữa răng và lợi.

Triệu chứng và dấu hiệu

Răng bị viêm gây đau, khi cắn hoặc nhai thường cảm thấy rất đau. Phần lợi xung quanh khá yếu, có thể đỏ và sưng. Nhọt mủ không điều trị có thể tạo thành áp xe lợi. Áp xe lợi có thể vỡ ra, chảy mủ vào miệng, khi này có thể bớt đau hơn. Khi áp xe lan sang các mô và xương xung quanh, các tuyến ở cổ và mặt bên đó có thể bị sưng. Cuối cùng có thể là những triệu chứng của nhiễm trùng như đau đầu, sốt.

Điều trị

Nếu có thể, các nha sĩ thường cố gắng bảo tồn răng bằng các điều trị nội nha. Để làm được việc này, áp xe được hút mủ bằng cách khoan răng đến tủy cho mủ chảy ra. Sau đó khoang tủy được làm sạch và khử khuẩn một cách cẩn thận. Bác sĩ có thể cho dùng thuốc kháng sinh nếu nhiễm khuẩn đã lan ra ngoài răng. Sau khi đã loại trừ được nhiễm khuẩn, khoang tủy được hàn bằng bột hàn răng (xem Root-canal treatment-Điều trị ống chân răng).

Nếu áp xe có nguyên nhân từ bệnh ở tủy răng và không thể điều trị nội nha, khi đó cần phải nhổ răng. Nhổ răng loại bỏ nguồn gây viêm nhiêm. Thường dùng thêm thuốc kháng sinh để loại trừ những viêm nhiễm còn sót lại.

Áp xe trong túi nha chu thường được điều trị bằng cách nha sĩ cho que thăm vào túi và lấy đi các chất gây viêm nhiễm, đôi khi cần phải rạch một đường nhỏ trên túi để có thể tiếp cận với áp xe. Đôi khi bị bệnh nha chu nặng, phải nhổ răng.

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Tin khác

Thông tin Y khoa: Tẩy trắng răng (Tên Tiếng Anh: Bleaching, dental)

Thông tin Y khoa: Tẩy trắng răng (Tên Tiếng Anh: Bleaching, dental)

Thủ thuật thẩm mỹ để làm trắng một số loại răng đổi màu.

Răng hàm mặt  - 
Thông tin Y khoa: Cầu nối răng (Tên Tiếng Anh: Bonding, dental)

Thông tin Y khoa: Cầu nối răng (Tên Tiếng Anh: Bonding, dental)

Các kỹ thuật nha khoa dùng nhựa, acrylic, hay sứ để hiệu chỉnh, phục hồi hoặc cải thiện hình dạng của răng bị tổn hại hoặc khiếm khuyết. Đôi khi, bắc cầu răng được dùng như mũ chụp răng (xem Crown, dental - Chụp răng), có thể dùng để bảo vệ, phòng sâu răng.

Răng hàm mặt  - 
Thông tin Y khoa: Tật thiếu răng (Tên Tiếng Anh: Anodontia)

Thông tin Y khoa: Tật thiếu răng (Tên Tiếng Anh: Anodontia)

Một số hoặc tất cả răng không có khả năng phát triển.

Răng hàm mặt  - 
Thông tin Y khoa: Đau răng do khí áp (Tên Tiếng Anh: Aerodontalgia)

Thông tin Y khoa: Đau răng do khí áp (Tên Tiếng Anh: Aerodontalgia)

Đau răng bất ngờ do thay đổi áp suất không khí xung quanh.

Răng hàm mặt  -