Thông tin Y khoa: Điện cơ đồ (Tên Tiếng Anh: EMG)
Chữ viết tắt của electromyogram - điện cơ đồ, một đồ thị ghi lại hoạt động điện trong cơ.
Bất cứ một hình thức nào ngược đãi tinh thần hay thể xác trẻ em, bằng hành động hoặc sự bỏ mặc gây nên thiệt hại trước mắt hoặc trong tương lai đối với sức khỏe của trẻ em, hạnh phúc, hoặc sự phát triển, hoặc đặt trẻ vào những nguy cơ hay đau đớn một cách quá mức. Ngược đãi trẻ em bao gồm cả việc sử dụng trẻ em cho mục đích tình dục.
Các trường hợp ngược đãi trẻ em ngày nay đang tăng lên, có lẽ không chỉ vì những ngược đãi như vậy ngày càng lan rộng, mà còn vì ý thức về vấn đề này ngày càng cao.
Ngược đãi trẻ em xuất hiện ở mọi tầng lớp xã hội. Vấn đề xuất hiện phổ biến hơn ở tầng lớp kinh tế - xã hội thấp, có thể vì sự căng thẳng ở các gia đình nghèo khó không được giúp đỡ.
Tuy nhiên, ngược đãi trẻ em khó nhận thấy hơn ở tầng lớp kinh tế-xã hội cao.
Người làm tổn thương trẻ thường là cha mẹ, nhưng cũng có thể là cha mẹ ghẻ, người giám hộ, hoặc anh chị em.
Những người bị túng quẫn và ốm đau khi còn trẻ dường như hay ngược đãi con của họ bằng cách lặp lại những gì mà họ đã trải qua. Điều này đặc biệt đúng nếu họ trở thành cha mẹ ở tuổi quá trẻ, khi còn quá non nớt và quá ít kinh nghiệm để đương đầu với những căng thẳng và những yêu cầu mà bọn trẻ gây ra cho họ. Nghiện rượu, nghiện ma túy hoặc rối loạn cảm xúc là những yếu tố nguyên nhân khác vì chúng làm giảm sự tự kiểm soát bản thân.
Một đứa trẻ sinh ra ngoài ý muốn có nguy cơ cao bị ngược đãi, cũng như quan hệ cầu nối với người mẹ bị cắt bỏ khi sinh ra.
Trẻ em dưới 3 tuổi có nguy cơ cao ngược đãi thể xác hoặc lạm dụng tinh thần vì chúng hay đòi hỏi và chưa đủ lớn để suy luận.
Những tổn thương thể xác, là loại ngược đãi rất dễ nhận ra. Thuật ngữ "đứa trẻ bị đánh đập" là để chỉ loại ngược đãi này. Tỉ lệ là 6% ở Tây Âu và Mỹ. Khoảng 1% bị chết.
Gây ra một vết thương cho trẻ thường là một hành động bốc đồng phổ biến. Trẻ còn ẵm ngửa và trẻ mới biết đi có thể bị nâng lên và quẳng mạnh gây tổn thương mắt và ở các mạch máu trong não, cuối cùng gây tổn thương não nghiêm trọng. Những cái tát hay những cú đấm thường giáng vào đầu trẻ, gây thâm tím mắt và những vết thâm trên mặt, vết rách ở môi và gãy xương. Tổn thương do ngược đãi (ví dụ vết bỏng do thuốc lá) có đặc điểm khác hẳn tổn thương do tai nạn, mà bác sĩ hoặc người khám nghiệm có thể nhận ra chủ tâm đánh đòn là nguyên nhân thật sự, cho dù cha mẹ nêu ra lý do gì khác.
Hiếm gặp hành động hành hung lặp lại, có dự tính trước. Khi xảy ra, nó là một dấu hiệu chỉ rõ rằng cha mẹ thực sự bệnh hoạn và đó là nguy cơ trầm trọng cho đứa trẻ. Loại hành hung này dẫn tới gãy nhiều xương, tổn thương các cơ quan nội tạng và thậm chí dẫn tới cái chết. Sự ngược đãi này đôi khi đi kèm sự xao lãng có chủ tâm, với việc không cho trẻ ăn, mặc một cách thỏa đáng.
Ngược đãi thể xác bằng cách dùng thuốc cũng hay gặp - ví dụ cho trẻ hiếu động uống thuốc an thần. Thuốc gây nghiện đôi khi được dùng với những nguy cơ hiển nhiên.
Trẻ bị hành hung nhập viện để được kiểm tra đầy đủ. Sau đó chúng có thể được đưa đi khỏi nhà trong khi các nhân viên y tế, xã hội và giáo dục, cảnh sát và đôi khi đại diện của pháp luật sẽ xem xét và quyết định hướng đi tốt nhất. Lợi ích của đứa trẻ vẫn là tối thượng, nhưng cha mẹ, những người đang trong tình trạng căng thẳng, nên được thông cảm.
Sự bỏ mặc các nhu cầu tinh thần hoặc thể chất, như tình thương, sự khuyến khích, sự chỉ bảo, là một loại ngược đãi khác mà tòa án mới nhận ra gần đây. Những ngược đãi như vậy thường không chủ tâm, nảy sinh do sự thiếu hiểu biết của cha mẹ về nhu cầu của con trẻ. Chính cha mẹ, có thể có những rối loạn tinh thần và cần được giúp đỡ.
Những dấu hiệu cho biết trẻ em ở trong tình trạng ngược đãi tinh thần bao gồm chậm phát triển, học chậm và thiếu những đáp ứng tình cảm bình thường. Những trẻ em bị thiếu tình thương thường bấp bênh, kém tự trọng, và khó quan hệ với người khác.
Chẩn đoán nhiều hơn được xác nhận khi đứa trẻ bắt đầu tăng cân và trở nên đáp ứng nhiều hơn khi được đưa vào bệnh viện hoặc được chăm sóc kỹ càng. Điều trị phải nhằm đến toàn bộ gia đình và cũng tương tự như với ngược đãi thân thể..
Ngược đãi hay lạm dụng tình dục là việc sử dụng trẻ em vào việc thỏa mãn những ham muốn tình dục của người lớn. Ngược đãi tình dục trẻ em được nhận thấy ngày càng nhiều trong những năm gần đây. Phần lớn, ngược đãi tình dục xuất hiện trong gia đình, thường nạn nhân là trẻ em gái, mặc dù những trẻ trai cũng có nguy cơ. Sự khai thác tình dục xuất hiện ở các sách báo khiêu dâm và nạn mại dâm.
Phần lớn các trường hợp lạm dụng tình dục xuất hiện ở người cha, họ hàng gần hoặc bạn bè của gia đình lợi dụng hoàn cảnh thuận lợi tình cảm của trẻ em gái để đạt được những ham muốn tình dục. Loại ngược đãi này thường bị giấu giếm vì người đàn ông ý thức được tầm nghiêm trọng của sự phạm tội, ràng buộc về đạo đức và việc dùng sức mạnh đối với trẻ gái.
Ngược đãi tình dục được làm sáng tỏ vì sự than phiền của đứa trẻ, họ hàng hoặc bạn bè, hoặc đứa trẻ có thể bộc lộ những rối loạn trong cách cư xử hoặc có những triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cảnh sát, các chuyên gia tâm thần, các nhà hoạt động xã hội thường hợp tác để giải quyết vấn đề. Mục tiêu chính là ngăn chặn lạm dụng tình dục trong tương lai và để phục hồi cho trẻ bằng những liệu pháp tâm lý.
Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.
Chữ viết tắt của electromyogram - điện cơ đồ, một đồ thị ghi lại hoạt động điện trong cơ.
Tình trạng đòi hỏi phải điều trị khẩn cấp, như ngừng tim, hoặc một thủ thuật bất kỳ cần thực hiện ngay như hồi sức tim, phổi .
Các phôi người được nuôi trong vài ngày (cho đến khi hai hoặc ba lần phân chia tế bào đã xẩy ra) trong các phòng thí nghiệm chuyên môn như là một phần công việc trong điều trị vô sinh (xem In vitro fertilization - Thụ tinh trong ống nghiệm).
Môn khoa học nghiên cứu sự phát triển và sinh trưởng của phôi và tiếp đó của thai, từ lúc thụ thai, trải qua các tháng mang thai, cho đến lúc sinh nở.
Là thai còn trong bụng mẹ trong vòng tám tuần đầu phát triển sau khi thụ thai.