Thông tin Y khoa: Mắt thâm tím (Tên Tiếng Anh: Black eye)
Vết thâm tím xuất hiện ở phần da xung quanh mắt, thường do chấn thương.
Sự tích tụ mủ được tạo thành do viêm nhiêm các vi sinh vật, thường là các vi khuẩn được tạo thành từ các tế bào mô đã chết, từ các bạch cầu được đưa đến vùng bị viêm nhiêm để chống lại sự viêm nhiêm đó và từ các vi sinh vật đang sống hoặc đã chết. Thường có một màng được tạo thành xung quanh chỗ bị áp xe.
Nhọt mủ có thể phát triển ở bất cứ cơ quan nào và ở các mô mềm dưới da ở bất cứ phần nào trên cơ thể. Những vị trí thường gặp bao gồm vú (xem Breast abscess- Ap xe vú) và lợi (xem Abscess, dental-Ap xe răng). Những vị trí ít gặp bao gồm gan (xem Liver abscess - Ap xe gan) và não (xem Brain abscess - Apxe não).Những vị trí phổ biến của nhọt mủ dưới da bao gồm nách và háng; hai vị trí này có một lượng lớn các tuyến bạch huyết có khả năng chống lại sự viêm nhiễm. Nhọt mủ thắt cổ bầu gồm một nhọt mủ nhỏ dưới da - tiếp nối qua một (xoang) (đường ống) với một nhọt mủ lớn hơn nằm ở mô sâu.
Tác nhân gây bệnh là những vi khuẩn thông thường, như tụ cầu, mặc dù trực khuẩn lao là một tác nhân gây ra nhọt mủ quan trọng. Nhiễm nấm đôi khi gây áp xe, trong khi các amíp (động vật ký sinh đơn bào) là tác nhân chủ yếu gây áp xe gan. Các sinh vật gây nhiễm các cơ quan trong cơ thể thường qua máu hoặc thâm nhập vào các mô dưới da qua vết thương. Nhọt mủ thường phát triển trên người giảm miễn dịch, cụ thể là khi dùng thuộc ức chế miễn dịch hoặc suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV hay AIDS.
Các triệu chứng khó chịu hoặc đau phụ thuộc vào vị trí của nhọt mủ, nhưng phần lớn các nhọt mủ lớn, vì chúng là nguồn gây viêm nhiễm trong cơ thể gây sốt (đôi khi kết hợp với ớn lạnh), đổ mồ hôi và gây khó chịu. Nhọt mủ thường gây cảm giác bị căng mạnh và những áp xe gần da thường gây sưng tấy đỏ, tăng nhiệt độ của da và nhạy cảm đau. Nhọt mủ lao là trường hợp ngoại lệ; vì các triệu chứng của nó như nhọt mủ lạnh.
Nhọt mủ ở một cơ quan nào đó có thể thấy rõ từ các triệu chứng và dấu hiệu. Đôi khi, chẩn đoán được xác nhận bằng các kỹ thuật ghi hình như chụp cố, lớp, MRI hoặc chụp cắt lớp đồng vị phóng xạ (sử dụng các kỹ thuật phóng xạ để đánh dấu các bạch cầu hoặc dùng nguyên tố gali, chất này tập trung ở vùng mủ mới được tạo thành).
Thuốc kháng sinh thường được kê đơn để điều trị các viêm nhiễm do vi khuẩn, thuốc chống nấm để điều trị bệnh nấm và thuốc chống amíp để điều trị bệnh lý do amip. Tuy nhiên, màng bao của ổ nhọt mủ có khuynh hướng làm giảm lượng thuốc có thể thâm nhập vào nguồn gây viêm nhiễm từ máu. Vì vậy, ổ nhọt mủ cần được rút hết mủ bằng cách tạo một vết cắt ở màng bao và tạo một đường thoát mủ, thông qua ống dân lưu (xem Drain. surgical-Mổ dân lưu) hoặc bằng cách để cho ổ nhọt mủ được mở qua da. Phần lớn nhọt mủ cần phải mổ dẫn lưu.
Nhiều trường hợp nhọt mủ nhẹ đi sau khi dẫn lưu. Một số khác nhẹ đi sau khi dẫn lưu kết hợp với điều trị bằng thuốc. Một số nhọt mủ bị vỡ và tự động thoát mủ qua da. Đôi khi, sự có mặt của nhọt mủ trong các cơ quan quan trọng như gan hoặc não đủ gây nguy hiểm cho các mô xung quanh, gây thiếu hụt, sai lệch một số chức năng, hoặc thậm chí gây tử vong.
Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.
Vết thâm tím xuất hiện ở phần da xung quanh mắt, thường do chấn thương.
Đầu nửa cứng, có màu đen do nút chất nhờn tạo thành chặn lối ra của tuyến bã nhờn ở da.
Tích tụ dịch dưới lớp ngoài của da tạo thành vùng nhô lên hình tròn hoặc hình bầu dục dưới dạng những bọng nước to (lớn hơn 1cm) hoặc mụn nước.
Mùi gây ra do mồ hôi trên mặt da.
Vùng da bị viêm chứa đầy mủ, thường là nang lông bị nhiễm trùng.
Hơi đỏ mặt và đôi khi cả cổ có nguyên nhân do giãn các mạch máu nằm gần bề mặt da.